Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/06, hợp đồng vàng giao ngay tiến 0.1% lên 2,331.17 USD/thùng. Hợp đồng vàng tương lai mất 0.1% còn 2,345.60 USD/oz.

Dữ liệu công bố vào ngày 18/06 cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ hầu như không tăng trong tháng 5, cho thấy hoạt động kinh tế vẫn yếu trong quý 2/2024.

Chiến lược gia Yeap Jun Rong của IG cho biết: “Lợi suất trái phiếu Mỹ qua đêm giảm và đồng USD suy yếu sau dữ liệu doanh số bán lẻ gây thất vọng của Mỹ dường như mang đến một số phục hồi cho kim loại vàng”.

“Trong khi những nhà hoạch định chính sách của Mỹ dự kiến chỉ hạ lãi suất chỉ 01 lần trong năm 2024, thì kỳ vọng lãi suất thị trường đang nghiêng về hướng “bồ câu” hơn, điều này dường như đang tìm thấy sự xác thực từ những điểm yếu kinh tế hiện tại. Sự suy giảm kinh tế hơn nữa có thể giúp giá vàng tăng lên”, ông Rong nói.

Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí cơ hội cho việc nắm giữ kim loại không đem lại lợi suất.

Với dữ liệu gần đây cho thấy sự điều tiết trên thị trường lao động và áp lực về giá, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tìm kiếm xác nhận thêm rằng lạm phát đang hạ nhiệt.

Thị trường hiện tập trung chú ý vào dữ liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ vào ngày 20/06 và chỉ số quản lý mua hàng PMI vào ngày 21/06.

Giá vàng đã bước vào giai đoạn củng cố sau khi đạt mức cao kỷ lục 2,449.89 USD/oz vào ngày 20/05/2024.

Vào ngày 07/06, dữ liệu cho thấy ngân hàng trung ương Trung Quốc đã tạm dừng mua vàng để dự trữ vào tháng 5/2024 sau 18 tháng mua vào liên tiếp, khiến vàng ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2020.

An Trần (Theo CNBC)

FILI